Traffic cao – tỷ lệ chuyển đổi thấp là vấn đề nan giải với nhiều marketer

Trong quá trình xây dựng và triển khai các chiến dịch digital marketing, tỷ lệ chuyển đổi và phân luồng truy cập người dùng trên các nền tảng là hai trong số nhiều vấn đề được các marketer lẫn doanh nghiệp dành sự quan tâm đặc biệt. Trong đó, một bài toán khiến nhiều marketer “đau đầu” chính là số người truy cập vào website/langding page tăng lên đáng kể, tuy nhiên, rất ít trong số đó đưa ra các quyết định hay thực hiện các thao tác đăng ký/mua hàng. Vậy, nguyên nhân xuất phát từ đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này và tăng tỷ lệ chuyển đổi? Hãy cùng Tâm Nghĩa tìm câu trả lời qua bài viết ngay sau đây.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi thấp trong khi traffic cao?

Vì sao traffic nhiều – chuyển đổi ít?

Chạy quảng cáo sai đối tượng là nguyên nhân phổ biến của tỷ lệ chuyển đổi thấp

Chạy quảng cáo sai đối tượng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng không thể tăng tỷ lệ chuyển đổi ở nhiều website. Điều này xuất phát từ việc thiếu đầu tư trong khâu nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu và áp dụng các tiêu chí phân loại của các marketer và doanh nghiệp. Vì vậy, khi thực hiện chiến dịch, quảng cáo sẽ không hướng đến đúng đối tượng gây lãng phí ngân sách.

Để khắc phục điều này, bạn nên sử dụng những công cụ phân tích như Google Analytic để theo dõi hành vi, xác định chân dung khách hàng để từ đó nhắm đối tượng cho việc quảng cáo hiệu quả và tối ưu hơn.

Nội dung chưa thu hút người dùng

Kết quả bài kiểm tra Blink Test cho thấy người dùng chỉ mất 3 – 5 giây đầu tiên để quyết định tiếp tục lướt hay thoát trang. Do đó, nội dung lẫn hình ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, giữ chân và tạo sự tin tưởng cho người dùng. Nếu nội dung không đánh trúng insight, không đủ thuyết phục và không mang lại giá trị cho khách hàng, traffic và tỷ lệ chuyển đổi đều không khả quan. 

Để giải quyết vấn đề nội dung chưa hấp dẫn, marketer nên tập trung xây dựng content và bố cục trình bày trang theo hướng thân thiện với người dùng. Để mang lại đúng những giá trị mà khách hàng cần, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các đơn vị chuyên trách về content và thiết kế.

Bố cục trên trang cần mang đến giá trị cho người dùng

Tốc độ tải trang lâu

Theo một nghiên cứu của Google, 50% người dùng truy cập các trang đều muốn tải trang trong vòng 2 giây. Nếu mất quá nhiều thời gian để tải một trang, khả năng mua hàng của người dùng sẽ giảm 62%. Vì vậy, khi doanh nghiệp không đảm bảo được yếu tố này, việc người dùng truy cập vào trang nhưng không đưa ra bất kỳ quyết định nào là điều không thể tránh khỏi.

Để cải thiện tốc độ tải trang, doanh nghiệp có thể ứng dụng các công cụ như PageSpeed Insights nhằm đo lường tốc độ, xác định các lỗi tồn đọng của trang và tìm ra cách khắc phục tương ứng.

Tải trang lâu khiến người truy cập chán nản và thoát trang

Không đủ dữ liệu

Nhiều doanh nghiệp nhỏ hoặc start-up thường thực hiện các chiến dịch quảng cáo với kinh phí thấp và trong ngắn hạn. Do đó, sau khi chiến dịch kết thúc, lượt truy cập – tiếp cận của người dùng không đủ để tiến hành đo lường hiệu quả và tỷ lệ chuyển đổi.

Với vấn đề này, các marketer và doanh nghiệp nên xác định từ đầu mục tiêu cụ thể của chiến dịch để xây dựng kế hoạch và mức giá phù hợp với ngân sách. Nếu bạn không thể tự vận hành, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các đơn vị chuyên trách nhằm có được hiệu quả tối ưu nhất khi tăng tỷ lệ chuyển đổi.   

Khách hàng chưa biết về thương hiệu

Khách hàng không quan tâm sản phẩm chính là điều kiện kéo theo của việc chạy quảng cáo sai đối tượng. Trên thực tế, các phân khúc khách hàng bạn nhắm tới có thể đang có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tuy nhiên, vị thế hay uy tín trên thị trường của doanh nghiệp chưa đủ để khách hàng chọn bạn.

Nếu cứ tiếp tục triển khai chiến dịch trong khi nhận diện thương hiệu chưa cao, doanh nghiệp chỉ đang “vung tiền qua cửa sổ”. Thay vì tiếp tục đi theo “vết xe đổ”, doanh nghiệp nên đầu tư vào phát triển định vị thương hiệu, nghiên cứu thị trường và phân tích hành vi khách hàng để tìm ra ngách mả bận có thể khai thác hiệu quả.

Giải pháp cho vấn đề traffic cao – chuyển đổi thấp

Sử dụng các công cụ sẽ giúp marketer tìm ra “lỗ hỏng” trong việc tăng tỷ lệ chuyển đổi

Phân tích traffic

Để hiểu được cách tiếp cận và khai thác các tài nguyên trên trang của người dùng, doanh nghiệp cần thực hiện phân tích traffic để nắm được time-on-site, tỉ lệ thoát trang, tốc độ tải trang trên các nền tảng mobile và máy tính, hành vi nhân khẩu học, trình duyệt…

Để thực hiện quá trình này, bạn có thể sử dụng Google Analytics nhằm mang đến những con số trực quan nhất. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp với những vấn đề mà mình đang gặp phải. Trong đó, điểm cộng lớn nhất của phương pháp này chính lả tương đối phổ biến và dễ dàng khi thao tác với đại đa số marketer.

Phân tích hành vi trên trang

Nếu phương án trên áp dụng Google Analytics thì cách thức phân tích hành vi được thực hiện nhờ công cụ heatmap. Với heatmap, bạn sẽ xác định được người dùng đã truy cập nội dung nào trên trang, thoát ở thời điểm nào, thời gian on-site có xuyên suốt hay ngắt quãng, liệu đã nhìn thấy mẫu form đăng kí hay chưa? 

So với Google Analytics, phương pháp này sẽ tiết kiệm thời gian hơn khi tập trung tìm ra “lỗ hỏng” và giải quyết thay vì cố gắng đào sâu và khắc phục từng vấn đề. Tuy nhiên, công cụ heatmap lại chưa được ứng dụng nhiều tại Việt Nam.

Heatmap giúp marketer tìm ra vấn đề cụ thể trong hành vi người dùng

Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp các marketer nói riêng và doanh nghiệp nói chung có cái nhìn tổng quan về sự tỷ lệ nghịch giữa traffic – chuyển đổi trên trang. Với những phân tích và gợi ý trên, việc khắc phục các vấn đề digital marketing của bạn sẽ trở nên tối ưu và tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Nguon: MatBao

Tag:
Liên hệ ngay hôm nay

Giải đáp vấn đề và đề xuất giải pháp tốt nhất dành cho bạn